Ngôn ngữ

Video Bài 2

Bài 2

Tại sao Chúa Giê-xu phải chết trên thập tự giá?

Nếu không trả lời được câu hỏi này, tin tức tốt lành của Chúa không có ý nghĩa gì cả.

Cách duy nhất giúp ta hiểu được lý do là hãy nghe đáp án đến từ Chúa. Chúa nói rằng Ngài tình nguyện chọn lựa trải nghiệm cuộc sống làm người, rồi sau đó tình nguyện chết thay cho chúng ta, để chúng ta được tự do ra khỏi tội lỗi, để chúng ta có thể được hàn gắn với Ngài, và để Ngài có thể có được tình yêu và sự tận hiến của chúng ta.

Vì sao Ngài lại làm vậy? Vì Ngài chọn làm điều đó.

Chúa nói rằng sự sống nằm ở trong dòng máu. Sự tha thứ chỉ đến khi dòng huyết tinh sạch đổ ra, và chỉ có dòng huyết tinh sạch mới có thể ban sự sống bất tận vì nó không ở dưới sự rủa sả của sự chết. Vì lý do này Chúa Giê-xu, con người duy nhất tinh sạch duy nhất, đã sẵn lòng chịu chết vì chúng ta.

Xuyên suốt lịch sử, Chúa đã hứa rằng Ngài sẽ chết vì chúng ta. Khi Chúa Giê-xu sống theo lời đã được tiên tri. Ngài chứng minh cho chúng ta thấy rằng lời hứa của Đức Chúa Trời là đáng tin và chân thực. Chúa Giê-xu đã làm ứng nghiệm hơn 300 lời tiên tri được viết ra từ rất lâu trước khi Ngài giáng sinh.

Chúng ta hãy cùng xem danh sách một số điều mà Chúa Giê-xu đã đạt được bằng cách tình nguyện chịu hy sinh.

  1. Ngài chết để mang chúng ta trở về với Đức Chúa Trời.
  2. Đức Thánh Linh ban cho chúng ta sự sống. Khi chúng ta chết đi điều ác của mình, chúng ta được Thánh Linh làm cho sống.
  3. Ngài bị đánh đập vì cớ tội lỗi của chúng ta, và hình phạt Ngài chịu mang đến cho chúng ta sự bình an và chữa lành.
  4. Sự vâng phục của Ngài làm ứng nghiệm lời tiên tri.
  5. Ngài trả nợ tội cho chúng ta trước Đức Chúa Trời khi Ngài bị đóng đinh vào thập tự giá, qua đó làm trọn lẽ công bằng của Đức Chúa Trời.
  6. Ngài đã bị chối bỏ để chúng ta được đón nhận.
  7. Ngài đã phó dâng sinh mạng một cách tình nguyện để chúng ta được nhận sự sống Ngài. Ngài hoán đổi sự sống cho chúng ta, để chúng ta nhận sự sống Ngài.
  8. Ngài làm gương về đời sống phục vụ không vị kỷ, để kêu gọi chúng ta sống như vậy và làm trong sạch thế giới này.
  9. Ngài chịu sự rủa sả thay cho chúng ta bằng cách bị treo lên cây thập tự, để chúng ta được tự do khỏi sự rủa sả của ách nô lệ cho điều ác.
  10. Ngài sửa lại điều A-đam đã làm hư hoại. A-đam, con người đầu tiên được tạo dựng, được tạo ra tốt lành không hề có ước muốn xấu xa, nhưng hành động sai trái của ông đã mang sự chết vào thế gian. Chúa Giê-xu hạ sinh không hề có ước muốn xấu xa, nhưng Ngài có bản chất không hề phạm tội, tình nguyện chịu chết để mang sự sống đến cho thế gian.
  11. Ngài là đầu tiên và cuối cùng, vì vậy mọi sự sống được tinh lọc qua Ngài.
  12. Ngài nếm trải sự chết để chúng ta được nếm trải sự sống. Mặc dù Ngài không cần phải làm như vậy, Ngài đã chịu mọi thứ để chứng mình rằng Ngài có thẩm quyền trên mọi sự.
  13. Ngài là người đầy tớ vĩ đại nhất, đã phó mạng sống mình cho cả những người ghét Ngài. Thông qua điều này, Ngài chứng minh tình yêu của Ngài một cách sâu sắc hơn mọi hành động khác.
  14. Dòng huyết hoàn hảo của Ngài chữa lành bệnh tật và ban cho chúng ta sự sống không hề chấm dứt.

Quá nhiều điều đã đạt được và những lời hứa thật ấn tượng! Điều này có ý nghĩa gì cho chúng ta?

Chúa nói rằng khi chúng ta tin Chúa Giê-xu đã chết và hoàn thành mọi sự vì chúng ta, chúng ta sẽ được trải nghiệm mọi tặng phẩm mà Ngài đã đạt được. Chúa Giê-xu đã nhận chịu sự rủa sả của chúng ta, để chúng ta được tự do ra khỏi sự rủa sả của điều ác. Lời hứa này ban cho chúng ta sự tin cậy, ấy là khi chúng ta tìm sự sống và niềm vui trong Ngài, Ngài ban cho chúng ta sức mạnh để yêu thương và vâng lời Ngài, thay vì chìm đắm trong điều gian ác.

Chúng ta đừng cảm thấy vô vọng khi nhìn ra những thói quen xấu xa mà trước đây chúng ta không thể nào từ bỏ được. Chúa Giê-xu đã trả món nợ cho chúng ta, vì thế Đức Chúa Trời xét chúng ta là trong sạch. Lời hứa này ban cho chúng ta sự tin cậy, rằng không gì có thể phân cách chúng ta khỏi Ngài.

Chúng ta được cứu bởi ân điển của Đức Chúa Trời, không phải bởi việc làm của chúng ta, để chúng ta không tự hào về năng lực của bản thân. Sự thay đổi trong đời sống là minh chứng xác nhận rằng chúng ta thực sự tin cậy Chúa và yêu mến Ngài. Ví dụ, nếu một người nói anh ta yêu vợ mình nhưng anh ta không xem vợ mình là nhất và không đối xử với cô ấy bằng tình yêu, anh ấy đã chứng minh một thực tế là anh ấy không yêu vợ. Lối sống của anh khiến cho lời lẽ của anh trở nên vô nghĩa, cho dù tình cảm anh dành cho vợ có thể cũng nhiều.

Chúng ta tin vào bản chất của Chúa, và tin lời hứa của Ngài, và điều này cho chúng ta lý do và sức mạnh cần thiết để sống một cuộc đời đúng như Ngài đã răn dạy chúng ta. Kinh Thánh có chép rằng điều này xảy ra nhờ Thánh Linh, rằng Thánh Linh là bảo chứng (bằng cớ) cho thấy chúng ta thuộc về Chúa Giê-xu và được xem là công chính vì sự hy sinh của Ngài.

Lòng tin nơi Chúa Giê-xu ban cho chúng ta sức mạnh để chứng minh Cơ Đốc Nhân chúng ta là ai, bằng lối sống thánh khiết trong sạch. Điều này không có nghĩa là chúng ta sẽ hoàn hảo trọn vẹn, nhưng nếu chúng ta là Cơ Đốc Nhân, Đức Chúa Trời sẽ hoàn thiện chúng ta dần.

Và nếu chúng ta cứ giữ lòng trung tín, chúng ta sẽ được làm cho hoàn thiện hoàn toàn trong đời sau.

Chúa Giê-xu nói rằng chúng ta giống như cành nho. Khi chúng ta thuộc về Ngài, chúng ta bắt đầu nhận được nguồn sống như một cành nho trong cây nho. Rễ của Ngài cho chúng ta thức ăn và giúp chúng ta tăng trưởng khi Đức Chúa Trời tiếp tục tỉa sửa chúng ta để chúng ta sinh nhiều kết quả tốt lành. Bông trái Ngài khiến cho sinh sôi trong chúng ta là yêu thương, vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhân từ, hiền lành, mềm mại, trung tín, tiết chế.

Nếu cuộc đời chúng ta được biến đổi bởi Thánh Linh Chúa thông qua việc chúng ta tin cậy sự sống và chết của Chúa Giê-xu cho chúng ta, sự thay đổi trong đời sống chúng ta cho chúng ta bằng chứng rằng đức tin của chúng ta là chân thật. Những lời hứa này cho chúng ta lòng tin rằng chúng ta nhận được điều Ngài đã hoàn thành qua sự chết của Ngài.

Chúng ta không được cứu bởi bông trái của Thánh Linh. Dù chúng ta thực hành được sự tiết chế và có sự bình an, đó cũng không phải là điều cứu rỗi chúng ta. Nhưng nếu chúng ta sống một cuộc đời không kết quả, chúng ta nên tự hỏi liệu chúng ta có phải là Cơ Đốc Nhân không.

Huyết Ngài là nước, và cuộc sống của chúng ta là nhánh nho. Hãy dành thời gian trong ánh sáng của Con Ngài, để lớn lên mạnh mẽ và trưởng thành.

Đào Sâu

Hãy đọc Ê-sai 52:13-53:12, một đoạn Kinh Thánh tiên tri được viết cách đây khoảng 700 năm trước thời Chúa Giê-xu. Sau đó đọc Giăng 19:16-42. Viết xuống suy nghĩ và câu hỏi của bạn về các đoạn Kinh Thánh này và chia sẻ với một Cơ Đốc Nhân khác. Sự kiện Chúa Giê-xu chết để chữa lành cho bạn tác động đến cảm xúc của bạn ra sao?