Ngôn ngữ

Video Bài 5

Bài 5

Khi chúng ta đến với Chúa và lánh xa điều ác, Ngài bắt đầu đón nhận đời sống chúng ta. Ngài trở thành sự sống của chúng ta. Niềm vui của chúng ta. Ngài biến đổi nhân sinh quan của chúng ta. Kinh Thánh gọi tiến trình này là sự biến đổi tâm trí.

Ba cách chính yếu Kinh Thánh dùng để mô tả sự biến đổi này đó là giới thiệu Chúa ở trong ba vai trò khác nhau: Đấng Cứu Rỗi, Chủ, và Bạn Hữu.

Kinh Thánh cẩn trọng giới thiệu Chúa Giê-xu là con người trước và cả sau khi Ngài chịu chết. Ngài gọi các môn đồ và dân sự Ngài – những người yêu Ngài – là “bạn hữu.”

Sau khi Chúa Giê-xu sống lại từ cõi chết, Ngài không chỉ tội những người đã giết Ngài và nói rằng họ đã sai trái ra sao. Thay vì vậy, Ngài làm bữa ăn sáng cho bạn hữu của Ngài, rồi Ngài đi với họ, cùng họ ăn tối. Trong một câu chuyện khác, Ngài hiện ra cho các bạn hữu Ngài trong một ngôi nhà và chỉ cho họ thấy vết sẹo của Ngài, và rồi cùng ăn với họ.

Ngài muốn bày tỏ rằng mục đích của Ngài trong việc xuống thế gian là vì mối quan hệ.

Đức Chúa Trời của mọi tạo vật gọi chúng ta là bạn hữu Ngài. Ngài phục vụ chúng ta, yêu thương chúng ta, khi chúng ta hầu việc và yêu mến Ngài. Ngài sống bên trong chúng ta, trong một tình bạn hữu không thể bị phá vỡ. Ngài yêu và tôn trọng chúng ta; chúng ta cũng yêu và trân trọng Ngài.

Nếu bạn yêu mến Ngài và tin vào điều Ngài phán về chính mình Ngài, bạn sẽ từ bỏ điều gian ác của mình, và bạn sẽ kinh nghiệm tình yêu và quyền năng trong đời sống bạn.

Dĩ nhiên, để chúng ta có thể kinh nghiệm tình bạn hữu với Chúa, Ngài cần giải cứu chúng ta khỏi điều ác, và trở nên trung tâm trong đời sống chúng ta. Là Đấng Cứu Rỗi chúng ta, Ngài liên tục thứ tha tội chúng ta, và giải cứu chúng ta được tự do. Điều này chúng ta đã học trong các bài trước.

Chúa Giê-xu là Chủ nghĩa là sao?

Chủ là người có thẩm quyền ra chỉ dẫn. Ông ta nói: “hãy làm điều này” thì đầy tớ ông vâng theo. Kinh Thánh cho biết Ngài cần trở nên Chủ của chúng ta. Đây là điều kiện tiên quyết để sống trong tình bạn hữu với Chúa.

Bạn đừng hiểu nhầm. Ngài không hề muốn chúng ta vâng theo Ngài trong sự tức tối khó chịu. Trong lịch sử, Đức Chúa Trời đã nổi giận với nhiều người – họ đã làm theo Lời Chúa một cách bực dọc khó chịu. Thay vì vậy, Chúa muốn mọi người vâng lời Chúa vì họ muốn làm vui lòng Ngài. Ngài muốn chúng ta dâng đời sống mình cho Ngài vì yêu Ngài và tin cậy Ngài, chứ không phải làm một cách miễn cưỡng.

Nếu bạn không muốn vâng lời Chúa và không muốn dâng đời sống mình cho Ngài, hãy nhúng mình trong Lời Chúa (Kinh Thánh) và nghĩ xem Ngài là ai, Ngài nói gì về bạn, và Ngài đã làm gì cho bạn. Sau đó, hãy chủ động theo đuổi niềm đam mê về Ngài.

Đây là một ví dụ trong đời thường về cách theo đuổi đam mê về một người nào đó. Khi các cặp đôi đã đi tới hôn nhân, họ thường không cảm thấy nhiều tình cảm cho nhau. Nhưng khi họ đối xử với nhau bằng lòng tốt, tình cảm dành cho nhau tăng lên.

Một người vợ tặng quà cho chồng, và trong khi gói quà, cô nhớ đến lòng tốt của chồng. Hành động lên kế hoạch, mua quà, rồi viết thiệp mừng thật giản dị của cô vợ giúp cô theo đuổi tình cảm cô dành cho chồng, vì khi cô nhớ lại hình ảnh của người chồng, và đáp ứng lại với tình cảm đó, tình cảm trào dâng trong tim cô, và cô càng tin cậy chồng, tình cảm cô càng chân thật.

Khi chúng ta nhắc bản thân nhớ lại xem Chúa Giê-xu là ai, và nghĩ về sự tốt lành Ngài dành cho chúng ta, tình cảm trào dâng trong lòng chúng ta và trở nên chân thật. Đáp lại, Ngài biến đổi niềm đam mê trong chúng ta, và cho chúng ta sức mạnh để vâng lời Ngài – vâng lời vì yêu và tin cậy chính mình Ngài.

Vì lời hứa của Chúa trở nên thực hữu trong đời sống chúng ta, chúng ta cần theo đuổi tình cảm dành cho Chúa qua việc đọc Lời Chúa, cầu nguyện, và tin cậy vâng lời điều răn Ngài. Tất cả những điều này giúp biến đổi tâm trí chúng ta khi chúng ta gia tăng niềm đam mê khao khát Chúa – Đấng Cứu Rỗi, Chủ và Bạn Hữu chúng ta.

Các tiến trình này quan trọng vì Chúa dùng các tiến trình như thế để thay đổi bản thể con người chúng ta. Ngài tác tạo lại bản thể của chúng ta qua sự tin cậy của chúng ta dành cho bản thể của Ngài – Đấng Cứu Rỗi, Chủ và Bạn Hữu.

Đào Sâu

Hãy đọc Cô-lô-se 1:15-23 và viết ra danh sách những người bạn yêu mến nhất, những người chưa từng được nghe lý do bạn theo Chúa Giê-xu và gọi Ngài là Cứu Chúa, Chủ, và Bạn Hữu. Hãy cầu nguyện xin Chúa mở lòng họ và cho bạn cơ hội chia sẻ câu chuyện Chúa đã biến đổi cuộc đời bạn. Có phải Ngài đang cho bạn những cơ hội nhưng bạn lại không nắm bắt?